Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

6,5 Sai Lầm Chết Người Khi Học Tiếng Anh


  
    Nhiều bạn học tiếng Anh trong thời gian rất dài nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn, đó là vì họ đã mắc phải những sai lầm vô cùng nghiêm trọng gây cản trở trong việc học tiếng Anh.

Sau đây mình xin sẽ chia sẻ 6,5 sai lầm trong việc học tiếng Anh. Những sai lầm này tồn tại rất lâu nhưng có nhiều người không nhận thấy được hoặc cũng có thể cố tình không nhận thấy.

1. Nói đúng giọng Anh Anh – Anh Mỹ

Nhiều người học tiếng Anh thường yêu cầu bản thân mình nói đúng giọng Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ. Thực tế thì điều này là gần như không thể. Chúng ta không sống ở môi trường Anh ngữ, ngoài ra mỗi đất nước đều có đặc trưng về chất giọng khác nhau. Do vậy việc nói đúng giọng Anh - Mỹ hay Anh - Anh vô tình lại làm khó người học.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng cũng từng chia sẻ: Thầy là một người sống tại Anh quốc, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh trong nhiều năm nhưng việc nói tiếng Anh đúng giọng Anh – Mỹ là điều không thể.

2. Phải có nhiều từ vựng mới giao tiếp tốt

Đây là một trong những sai lầm cơ bản của người học tiếng Anh. Họ cho rằng phải có thật nhiều từ vựng mới có thể giao tiếp được, chính vì vậy họ lao đầu vào học từ vựng. Thậm chí họ còn học những từ rất khó, phức tạp và ít sử dụng.

Nhưng trên thực tế, để sử dụng tiếng Anh và giao tiếp tốt thì không cần nhiều từ vựng như vậy.

Bạn có thể để ý, ngay trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta việc giao tiếp diễn ra liên tục nhưng chúng ta cũng chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản và thông dụng. Hay như trong công việc, mỗi ngành nghề đều có một số thuật ngữ chuyên ngành còn lại họ cũng chỉ cần sử dụng những từ ngữ đơn giản trong giao tiếp hằng ngày.


3. Phải nói đúng ngữ pháp

Có lẽ đây là hệ quả tất yếu của việc học “sai phương pháp” trong một thời gian dài khi người học còn là học sinh, sinh viên. Tại trường học, chúng ta học chủ yếu là ngữ pháp, các cấu trúc câu từ dễ tới khó và siêu khó.

Tuy nhiên trong giao tiếp lại không dùng tới nó, chỉ cần những cấu trúc câu đơn giản vô cùng và lặp đi lặp lại là có thể dùng được. Thậm chí trong cuộc sống, chúng ta nói sai ngữ pháp rất nhiều nhưng người đối diện vẫn có thể hiểu và giao tiếp bình thường.

Tôi đã từng hỏi một người bản ngữ rằng tôi nói có hay không, người đó nói rằng không. Tôi lại hỏi là có cần nói đúng không, ổng chỉ nói chỉ cần tao nói mày hiểu, mày nói tao hiểu là được rồi.

4. Học những bài học khó

Một tâm lý chung của những người học tiếng Anh là sưu tầm nhiều tài liệu và học những tài liệu khó. Họ nghe những bài học khó, các cấu trúc ngữ pháp rất không phổ biến và những từ vựng rất ít khi được sử dụng.

Có nhiều người sẽ tự hào về điều này, tuy nhiên chính nó lại làm họ tốn thời gian một cách vô ích. Chính vì sự “khó” này nên những cấu trúc, từ vựng này sẽ chẳng mấy khi được sử dụng, thậm chí những người học có thể sẽ chẳng bao giờ dùng tới chúng.

Chưa kể tới việc chúng ta phải trải qua cảm giác chán nản, thất vọng mỗi khi nghe đi nghe lại những đoạn không hiểu, tra từ điển những từ khó hay phải hỏi người thân những điều không hiểu.

Bạn cũng có thể hình dung, chúng ta là người Việt Nam nhưng đâu có biết hết nghĩa của các từ, đâu có biết hết các cấu trúc câu.

5. Nhất thiết phải học với giáo viên bản ngữ

Điều đầu tiên phải khẳng định là việc học với giáo viên bản ngữ rất tốt, tuy nhiên không nhất thiết cứ phải giáo viên bản ngữ dạy mới tốt. Ngoài ra, việc học với giáo viên bản ngữ cũng có những điểm hạn chế.
- Hạn chế thứ nhất: Giáo viên bản ngữ có ngữ điệu và phát âm tốt nhưng lại không hiểu cách thức và thói quen học tiếng Anh của người Việt Nam.
- Hạn chế thứ hai: Vì khác nhau về ngôn ngữ nên vấn đề diễn đạt cũng có những khó khăn hơn.
- Hạn chế thứ ba: Sử dụng tài liệu và giáo trình chuẩn quốc tế nhưng lại chưa đúng với đặc điểm của người Việt Nam.
- Hạn chế thứ tư: Chi phí cao.
- Hạn chế thứ năm: Không duy trì được môi trường Anh ngữ hoàn chỉnh.

Chưa kể tới việc nhiều trung tâm tiếng Anh lợi dụng tâm lý “sính hàng ngoại” của người Việt Nam đã sử dụng nhiều “tây ba lô” thiếu trình độ về dạy. Như vậy không những làm học viên không tiến bộ mà còn mất thời gian, tiền bạc và công sức vô ích.

6. Học tiếng Anh theo quy trình đảo lộn

Như đã trình bày ở trên, người Việt chúng ta khi học tiếng Anh thường quá chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng. Đó là một quy trình sai và ngược lại với quy trình học một ngoại ngữ. Hẳn là các bạn thường thấy người ta nói rằng: “Nghe nói, đọc, viết”.

Ai cũng nghe tới quy trình đó, cũng biết tới và công nhận nó nhưng lại có quá nhiều người học ngược với quy trình.

Một điều cần nhắc tới nữa, đó là việc nhiều bạn cũng “hiểu vấn đề” không quá tập trung vào ngữ pháp, từ vựng và tập trung vào nghe. Các bạn học nghe rất nhiều, nào là nghe thụ động, nào là nghe chủ động, nào là tiềm thức…. nhưng sau một thời gian dài nghe các bạn vẫn chưa nói và giao tiếp được tiếng Anh. Vậy các bạn sai ở đâu? Đúng quy trình là “nghe” trước mà?

Điểm sai chính là việc chỉ nghe mà không kết hợp với nói. Nghe nói phải kết hợp đồng thời mới mang lại hiệu quả. Bạn nói đúng thì khả năng nghe của bạn sẽ tốt hơn.

6,5 Không có sự cố gắng, ỷ lại

Phải khẳng định rằng không có một cách thức nào giúp người học tiếng Anh thành thạo, giao tiếp tốt chỉ trong môt thời gian ngắn mà không cần sự cố gắng luyện tập cũng như học hỏi.

Tiếng Anh cũng là một sinh ngữ, vì vậy yêu cầu người học phải luyện tập và sử dụng hằng ngày. Các phương pháp chỉ giúp chúng ta có định hướng học, cách luyện tập cũng như chỉ dẫn người học học tập hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức. Đó chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ chính là ở bản thân học viên.

Nhiều người học tiếng Anh quá phụ thuộc vào phương pháp và giảng viên, họ cho rằng tìm được thầy hay và phương pháp tốt là có thể học giỏi tiếng Anh. Họ quên mất rằng, cần có một yếu tố nữa chính là sự cố gắng của chính họ. Họ mới chỉ tìm thấy điều kiện cần chứ chưa đáp ứng được điều kiện đủ.

Blog học ngoại ngữ - Sưu tầm

Xem thêm: Thi IELTS trong 1 tháng của thầy giáo top 5 ĐH Manchester

6,5 Sai Lầm Chết Người Khi Học Tiếng Anh Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét